Đó là hoàn cảnh đầy cơ cực của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1982), trú tại thôn Long Đại, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Chị Hoa là người miền Bắc, gia đình vất vả nên lặn lội vào Nam làm thuê từ khi còn rất trẻ.
Trên hành trình mưu sinh, người phụ nữ này đã gặp gỡ rồi nên duyên vợ chồng với anh Hoàng Văn Khương, người đàn ông chịu thương, chịu khó, rồi cùng nhau về sinh sống tại Quảng Bình.
Ngày 2/1, phóng viên Dân trí và đại diện phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K Tân Triều đã chuyển tới gia đình bé Trịnh San San (11 tuổi, trú ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) số tiền 158.509.580 đồng.
Đây là số tiền bạn đọc Dân trí giúp đỡ gia đình bé San San thông qua Chương trình Nhân ái của Báo điện tử Dân trí.
San San là bé gái đáng thương trong bài viết "Không có tiền đưa cháu nhập viện sớm, bà bật khóc "nhỡ cháu mệnh hệ nào…" , đã được Báo điện tử Dân trí đăng tải trước đó.
Sau khi bài báo được lên trang, nhiều bạn đọc Dân trí và các nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ gia đình San San. Bà Lê Thị Huế (bà nội bé San San) cho biết, qua số tài khoản cá nhân, gia đình bà được các nhà hảo tâm giúp đỡ khoảng 20 triệu đồng. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, gia đình bé San San được bạn đọc Dân trí giúp đỡ hơn 170 triệu đồng.
Trân trọng đón nhận số tiền, bà Huế gửi lời cảm ơn tới bạn đọc Dân trí, các nhà hảo tâm, tập thể y, bác sĩ, phòng Công tác xã hội Bệnh viện K Tân Triều, đã hết lòng yêu thương giúp đỡ gia đình bà trong suốt thời gian qua.
Anh Nguyễn Đức Hùy, cán bộ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K Tân Triều cho biết: "San San vẫn đang tiếp tục điều trị hóa chất, thời gian qua nhờ sự động viện, giúp đỡ của đông đảo bạn đọc Dân trí nên tinh thần của cháu phấn chấn hơn nhiều. Chúng tôi hy vọng nhờ tình yêu thương của bạn đọc cháu sẽ sớm ổn định được căn bệnh".
Như Báo điện tử Dân trí đã đưa tin trước đó, bố mẹ ly hôn khi San San lên 5 tuổi. Sau đó, 2 người đều có gia đình riêng, San San và anh trai (13 tuổi) ở cùng ông bà nội.
Đầu tháng 4 năm nay, San San hay kêu nhức xương, mỏi chân, bà Huế lại cho rằng cháu gái của mình đau do đang lớn… Cuối tháng 4, đùi phải của San San bỗng nổi một khối u nhỏ, lúc đầu chỉ như cái nhọt, sau vài ngày khối u phát triển rất nhanh, khiến San San đau nhức không chịu nổi.
Hốt hoảng, bà Huế đưa cháu lên Hà Nội thăm khám. Khi bác sĩ cho biết San San mắc ung thư xương, người bà nội rụng rời chân tay, đứng không vững nữa.
Kể từ đó, San San phải rời xa trường học, cuộc sống của cô bé lớp 5 hiếu học gắn liền với bệnh viện. Sau đợt hóa chất đầu tiên, San San đã phải trải qua ca phẫu thuật loại bỏ khối u ở đùi phải và thay xương. Các bác sĩ cho biết, cô bé sẽ truyền 18 đợt hóa chất, trước khi được đánh giá lại.
Những ngày tháng này, em Trần Thanh Thảo (20 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) gắng gượng để tinh thần không bị suy sụp, sau khi căn bệnh u xương ác tính ập đến cuộc đời nữ sinh dễ thương này.
Từ một cô gái xinh xắn, giờ trên đầu em không còn một cọng tóc nào, chân trái bị cắt cụt 1/3, đi phải chống nạng một cách khó nhọc. Cả nhà đang mong căn bệnh không biến chứng thêm để Thảo có thể giữ được sinh mạng của mình.
Ngồi trên giường trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp, Thảo nhớ lại, sau khi học xong năm thứ nhất ở trường Đại học Bạc Liêu vào năm 2021, khoảng tháng 7/2022, Thảo thấy chân của mình có dấu hiệu bất thường.
Khi gia đình đưa em đi khám, bác sĩ chẩn đoán kết quả em bị u xương ác tính. Cả nhà như chết đứng, bầu trời như sập xuống trước mắt em, bởi sự việc đến quá bất ngờ.
"Em cũng không hiểu vì sao mình lại mắc căn bệnh này vì từ trước đó em thấy sức khỏe cũng bình thường. Lúc nhận tin căn bệnh, em thấy cuộc đời mình coi như kết thúc rồi, với bao ước mơ còn dang dở", Thảo ngậm ngùi.
Căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện cũng là lúc gia đình em đang trong cảnh khó khăn. Cha em làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh, tiền kiếm được từ những ngày phơi nắng nặng nhọc chỉ tạm đủ cơm áo cho vợ con qua bữa. Chính vì thế, cha mẹ em chẳng biết lấy gì để điều trị bệnh cho con.
"Để cứu con, vay mượn là điều đầu tiên mà vợ chồng tôi nghĩ đến. Cứ mỗi lần đi viện là vay chỗ này chỗ kia rồi nai lưng ra làm để trả", bà Nguyễn Thị Kim Thơi (39 tuổi), mẹ em Thảo chia sẻ và nói thêm, làm cha mẹ thì dù thế nào cũng không thể bỏ con như lúc này.
Do gia đình không có nhiều điều kiện, căn bệnh ngày càng nặng hơn, để giữ sinh mạng cho Thảo, bác sĩ đã phải cắt bỏ 1/3 dưới xương đùi trái.
"Bác sĩ nói cắt một phần chân chỉ là trước mắt, bởi tình hình bệnh cũng chưa biết diễn tiến ra sao trong thời gian tới. Giờ em cũng không biết sức khỏe mình sẽ như thế nào nữa, nếu có thêm biến chứng sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng", Thảo lo lắng.
Mẹ Thảo cho biết, việc điều trị cho em còn lâu dài và tốn kém, trong khi gia đình quá khó khăn, không biết rồi đây có lo liệu được nữa hay không?
Căn bệnh cũng khiến Thảo phải tạm rời giảng đường, dừng việc học của mình. Em nói, nay chân đã bị cắt một phần, đi lại rất khó khăn, ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch xem như đã vụt tắt.
"Lúc chưa bị bệnh, em muốn đi theo ngành du lịch. Nay bị như thế này em tính chuyển sang ngành giáo viên, sau này có nghề nghiệp nuôi bản thân, giúp cha mẹ", Thảo bày tỏ ước vọng.
Thảo cũng chia sẻ, nếu căn bệnh không có biến chứng, sức khỏe ổn định thì em mong muốn được lắp một chân giả để đi lại thuận tiện hơn, tiếp tục việc học của mình.
Ông Lâm Thanh Bền, Bí thư xã Hưng Hội, cho biết hoàn cảnh gia đình em Thảo khó khăn, nay em lại mắc bệnh ngặt nghèo nên càng khốn khó hơn. Chính quyền địa phương mong muốn các tấm lòng hảo tâm cùng sẻ chia để gia đình có điều kiện trị bệnh cho Thảo, giúp em tiếp tục học tập, thực hiện ước mơ của mình.
Bước đến nhà rông thôn Đăk Têng, chúng tôi đã nghe tiếng hát xen lẫn tiếng đàn của chàng trai A Đoan (SN 1989, thôn Đăk Têng, xã Ngọc Réo, Đăk Hà, Kon Tum).
Cô giáo Hoàng Thị Từ Hiếu - Giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản - vừa dẫn đường vừa tâm sự: "A Đoan thích hát lắm. Tiếng hát A Đoan nghe như những ca sĩ thực thụ. Cũng vì hát hay nên từ năm lớp 10, A Đoan bị bạn đánh. Có thể vì những áp lực tâm lý đó đã khiến căn bệnh của cậu khởi phát".
Căn nhà của A Đoan từ ngoài nhìn vào xập xệ, không có nổi một thứ giá trị. Bố mẹ của A Đoan là ông A Bria (63 tuổi) và bà Y Hrin (66 tuổi).
Bà Hrin nhìn quanh nhà rồi thở dài: "Nhà chẳng còn cái gì nguyên vẹn cả. Đoan mỗi lúc phát bệnh thần kinh thì đập tất cả đồ đạc. Đến hai vợ chồng già này nhiều lúc cháu cũng đánh. Mấy nay có uống thuốc nên Đoan cũng đỡ, ít phát bệnh rồi".
Chia sẻ về căn bệnh thần kinh của A Đoan, bà Hrin nhớ lại, vào năm 2008, A Đoan đang học lớp 10 ở Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đăk Hà.
Đoan ở vùng khó nhưng em luôn đạt thành tích tốt trong học tập nên được tuyển chọn vào trường nội trú học. Ngoài việc học giỏi, Đoan rất thích hát nên trong hành trang đến trường luôn có cây đàn. Những ngày cuối năm lớp 10, A Đoan đang hát thì bị chúng bạn trong trường vào dùng cây đàn đập vào đầu.
Lúc bị bạn đánh, Đoan giấu gia đình và khuôn mặt em lúc nào cũng rầu rĩ, ít nói. Nhiều lúc em cũng kêu đau đầu nhưng gia đình cứ nghĩ không sao nên mua thuốc cảm cho uống. Lâu dần, em thường xuyên nói có người muốn đánh, rồi ngồi nép sau lưng bố mẹ. Sau đó, mẹ em lên trường hỏi mới biết em bị đánh.
Bố mẹ đã đưa Đoan đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum thì được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt. Lúc đó, gia đình cũng khó khăn về kinh tế nên xin uống thuốc, điều trị. Lâu dần, A Đoan trở nên lầm lì, ít nói và thường lên cơn là đánh bố mẹ, đập đồ đạc trong nhà.
A Đoan thường đi quanh xóm, nghêu ngao hát. Mọi người sợ nên cũng tránh xa. Vì em có triệu chứng nặng về bệnh thần kinh mà không có tiền chữa trị nên gia đình đã gửi đến nhà người dân ở thôn Hàm Rồng (Phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai) để nhờ chữa trị, chăm sóc.
"Hai vợ chồng tôi đã già rồi. Tài sản trong nhà cũng chẳng còn gì để bán. Chính vì vậy, tôi đã đưa cháu gửi nhờ ở một trại chuyên chăm sóc những người bị thần kinh. Mỗi lần nhớ con, vợ chồng lại chạy xe hơn 120km để thăm", bà Hrin gạt nước mắt tâm sự.
Trao đổi với PV Dân trí, Bác sỹ Đồng Vĩnh Thanh - Khoa điều trị Nam - Bệnh viện Tâm Thần kinh tỉnh Gia Lai - cho biết bệnh tâm thần phân liệt là bệnh nội sinh phát ra. Đây là một bệnh loạn thần nặng, chuyển biến từ từ, tuổi khởi phát từ 18 đến 45 tuổi. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ có thuốc điều trị các biểu hiện, giúp làm giảm các triệu chứng.
Bệnh tiềm ẩn trong người và khi gặp những yếu tố sang chấn tâm lý hay ức chế lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khởi phát sớm. Nếu bệnh tâm thần phân liệt được phát hiện sớm, dùng đúng phương pháp và đúng thuốc sẽ có khả năng thuyên giảm.
Mong có tiền chữa trị, mua thuốc
Trong những năm sống tại trại chăm sóc người bị bệnh thần kinh, người lang thang, chàng trai A Đoan được rất nhiều người chú ý bởi tiếng hát hay. Nhiều đoàn từ thiện vượt cả trăm cây số chỉ để được nghe Đoan hát.
Vào năm 2020, một đoàn từ thiện vào Hàm Rồng để tặng quà cho những người bệnh. Tại đây, các bạn trẻ đã quay lại clip A Đoan hát bài Tình mẹ. Đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội.
Rất nhiều người dân đã thán phục, xúc động trước giọng hát đầy tình cảm của chàng trai đang mang trong mình căn bệnh nan y. Mọi người đều mong em sớm khỏi bệnh để về với gia đình, mang tiếng hát bay xa hơn.
"Đoan nhớ bài nào thì hát bài đó. Mọi người đến đều bảo hát thì Đoan hát. Đoan thích đánh đàn lắm nhưng không ai dạy em. Mỗi lúc phát bệnh là đầu Đoan đau lắm, Đoan không kiềm chế được. Uống thuốc vào thì đầu không đau nữa", A Đoan bộc bạch.
Cuối năm 2020, khi dịch Covid - 19 bùng phát, Đoan đã trở về nhà sinh sống với bố mẹ ở thôn Đăk Têng. Do sống trong trại Hàm Rồng được chăm sóc, uống thuốc nên bệnh tình cũng thuyên giảm. Tuy nhiên, khi về gia đình không có điều kiện mua uống thuốc nên em thường lên cơn, đập phá đồ đạc.
Hơn 2 năm nay, hai vợ chồng già rất chật vật để chăm sóc cậu con trai bị bệnh thần kinh. Nhiều đêm, Đoan không ngủ mà lang thang khắp làng xóm.
Thương em có giọng hát trời phú và gặp phải bi kịch cuộc sống nên cô giáo Hoàng Thị Từ Hiếu đã vận động để cùng với gia đình đưa A Đoan ra khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.
"Tôi đã dạy ở vùng này nhiều năm. Thấy em bệnh mà không có thuốc điều trị nên tôi đã đi vận động khắp nơi để đưa đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. Hơn một tháng điều trị, bệnh tình Đoan thuyên giảm.
Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Chi phí chữa bệnh ở Đà Nẵng lại lớn nên gia đình đã xin về mua thuốc theo phác đồ. Giờ hết tiền mua thuốc nên gia đình cũng chưa biết xoay đâu.
Tôi mong có những nhà hảo tâm có thể giúp đỡ để Đoan có điều kiện chữa bệnh theo phác đồ và lấy thuốc uống. Lúc đó, bệnh tình hy vọng sẽ đỡ", cô Hiếu mong mỏi.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thị Mây - Chủ tịch UBND xã Ngọc Réo - cho biết: "A Đoan đã nổi danh vì tiếng hát hay. Tuy nhiên em bị mắc bệnh về thần kinh nên thường có những biểu hiện đập phá. Gia đình em cũng là hộ nghèo. Thời gian qua, xã cũng thường xuyên kêu gọi để hỗ trợ gia đình nhưng cũng là các nhu yếu phẩm thường ngày.
Chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm có thể chia sẻ, hỗ trợ gia đình A Đoan để em có điều kiện đi chữa bệnh. Vì gia đình giờ chỉ còn Đoan là trong tuổi lao động, bố mẹ thì đã già hết".
Ở tuổi 50, vợ chồng bà Phùng Thị Tuyết (49 tuổi) và ông Nguyễn Văn Sen (51 tuổi), ấp Long Hòa A, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang phải vất vả chăm con mọn và con trai bại não.
Bà Tuyết kể, vợ chồng bà lấy nhau năm 1999, một năm sau đó bà mang thai và hạ sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Nhật Hào. Năm nay Hào đã 22 tuổi.
Lúc một ngày tuổi Hào bị lên cơn sốt, co giật. Từ đó đến nay, cậu bé Hào không đi lại, ăn uống phải đút, đến cả việc đi vệ sinh cũng không kiểm soát được.
"Ban đầu tôi nghĩ con chỉ bị vài năm, đợi cứng cáp hơn sẽ khỏi ai ngờ nó chỉ có lớn về thể xác chứ bệnh tình không khả quan bao nhiêu. Thậm chí càng lớn con bị viêm phổi còn nặng hơn", bà Tuyết kể.
Gia đình bên vợ, bên chồng đều khó khăn, không ai đủ khả năng giúp đỡ, thêm phần nhà chật nên ít năm sau đó vợ chồng bà Tuyết dọn ra ở riêng, sống tạm trong nhà trọ. Hằng ngày ông Sen chạy xe ôm hoặc bốc vác. Còn bà Tuyết ở nhà trông con, thi thoảng có người thuê làm ít chuyện vặt vãnh.
"Tôi phải ở nhà túc trực vì thằng con lớn cứ đau ốm triền miên. Cực nhất là lúc cho ăn vì nó hay bị sặc. Thức ăn là cơm nấu thiệt mềm, trộn ít nước cá hay nước thịt kho. Con cũng không biết uống thuốc nên tôi trộn thuốc trong cơm rồi đút con ăn", bà Tuyết vừa đút từng muỗng cơm cho con vừa nói.
Bà Tuyết tâm sự: "Mỗi bữa ăn của con lúc nào cũng bừa bộn, cơm văng tung tóe. Không ít lần con bị nghẹn suýt tắt thở, nhờ sơ cứu kịp nên mới không sao. Cả nhà chỉ mỗi tôi chăm sóc được cho con, thế nên tôi chẳng dám đi đâu xa, gửi ai chăm sóc tôi cũng không yên tâm".
Cũng theo bà Tuyết, có người thấy bà nuôi con vất vả khuyên bà gửi con ở trung tâm bảo trợ xã hội nhưng vì quá thương con bà không đành lòng. Thà để bản thân cực nhọc, chứ bà không muốn rời xa con.
Năm 2011, vợ chồng ông bà sinh thêm cháu Nguyễn Nhật Hải. May mắn đã mỉm cười khi Hải ra đời khỏe mạnh, lanh lợi, vợ chồng bà xem đó là niềm an ủi lớn của cuộc đời.
Thêm một thành viên đồng nghĩa với việc chi tiêu, ăn uống của gia đình càng thêm túng thiếu. Bà Tuyết dành hết thời gian ở nhà nuôi con, gánh nặng dồn lên vai người chồng.
Ông Sen tâm sự, ngày trước chạy xe ôm còn đắt khách một mình ông vẫn lo đủ cho cả nhà. Sau này xe cộ nhiều hơn mọi người ít đi xe ôm, cộng thêm 2 năm dịch Covid-19 khiến nghề chạy xe ôm càng bấp bênh.
"Thu nhập không ổn định, có ngày tôi kiếm hơn 100.000 đồng, có ngày chỉ vài chục nghìn. Lúc xăng lên giá, chạy được bao nhiêu cuốc xe cũng chỉ đủ đổ xăng", ông Sen rầu rĩ nói.
Cứ thế, tiền làm ra bao nhiêu đều đội nón ra đi. Mỗi lần con bệnh cần đi viện vợ chồng bà cố gắng vay mượn để chạy chữa, khiến gia đình kiệt quệ dần.
"Giờ ông trời có thương thì may ra cho cháu Hào được sống, chứ gần đây cháu yếu đi nhiều lắm. Nhìn con quằn quại trong đau đớn bệnh tật, tâm can như bị xát muối, lực bất tòng tâm rồi", bà Tuyết nghẹn ngào nói.
Nhìn về đứa con trai út chăm chú học bài, đôi mắt bà Tuyết ánh lên niềm hy vọng. Bà bảo, giá nào cũng phải lo cho con học hành tử tế, để tương lai con được tươi sáng, không cùng cực như cha mẹ nó.
Bà Lê Thị Thúy Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Long Thạnh cho biết, hộ bà Tuyết là hộ nghèo của địa phương, do có con bị khuyết tật nên mỗi tháng được lãnh trợ cấp từ Nhà nước. Ngoài ra phía địa phương vẫn hay thăm hỏi, vận động quà cáp, giúp đỡ gia đình.
"Chính quyền xã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ mọi mặt và giúp đỡ gia đình nuôi các cháu, tuy nhiên phần sức địa phương cũng có hạn. Mong rằng thông qua Báo Dân trí hoàn cảnh của gia đình chị Tuyết sẽ được nhiều người biết đến, cùng sẻ chia để cả nhà vượt qua khó khăn", bà Hằng nói thêm.
Trong cơn mưa phùn lất phất những ngày đông, chúng tôi tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Hoan (32 tuổi, trú thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Căn nhà nhỏ của gia đình anh Hoan nằm ở góc chợ xã Ngư Lộc, đó là một ki ốt bán hàng chỉ vỏn vẹn 15m2.
Anh Hoan cho biết, cách đây không lâu, vợ anh là chị Tô Thị Hằng bị tai nạn rồi qua đời khi đang mang bầu ở tháng thứ sáu.
Anh kể, vợ chồng anh cưới nhau năm 2013, hằng ngày anh làm phụ hồ, vợ bán hàng ở chợ kiếm đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống. Sau khi vợ chồng anh sinh được hai con trai (cháu lớn hiện nay 9 tuổi, cháu nhỏ 7 tuổi), cuộc sống khó khăn nên năm 2018, anh vay mượn ngân hàng rồi sang Nhật Bản làm việc.
"Sang Nhật Bản làm chưa được bao lâu thì dịch Covid-19 bùng phát, không có thu nhập. Đầu năm 2022, hết hạn hợp đồng tôi về nước, ở nhà phụ giúp vợ bán hàng quán. Thời gian này vợ tôi mang bầu thêm một bé gái. Nợ ngân hàng chưa trả hết, lại sắp có thêm thành viên mới, chúng tôi bàn tính đi chuyến nước ngoài nữa, mong là sau này trả hết nợ nần. Sau đó, tôi vay mượn thêm lần nữa rồi tiếp tục quay lại Nhật Bản làm việc", anh Hoan tâm sự.
Tháng 7/2022, anh Hoan sang Nhật Bản lần thứ 2 mang theo bao ước mong về một tương lai tươi sáng của gia đình. Nhưng trở lại Nhật Bản được 2 tháng thì anh nhận hung tin người vợ đang mang bầu của mình bị tai nạn giao thông qua đời.
"Khi đang làm việc tôi nhận được cuộc điện thoại của bố vợ thông báo vợ con tôi bị tai nạn. Lúc đầu tôi không dám tin rằng vợ con mình đã mất. Cho đến khi người nhà gửi ảnh vụ tai nạn cho xem, nhìn chiếc chiếu phủ lên người vợ mà tôi như chết lặng", anh Hoan nói trong nước mắt.
Ngày vợ mất, anh Hoan vì ở xa không kịp về nhìn mặt vợ lần cuối. "Còn bao dự định của vợ chồng chưa làm được mà vợ đã rời xa tôi mãi mãi, đến nhìn nhau lần cuối cũng chẳng thể làm được. Khoảng thời gian ấy có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện buông bỏ tất cả để về bên kia với vợ. Nhưng nghĩ đến hai đứa con còn thơ dại tôi cố nén nỗi đau vì các con".
Anh Hoan chia sẻ, thời gian vợ còn sống, khó khăn đến mấy vợ chồng đều cố gắng cùng nhau vượt qua với hy vọng sẽ sớm trả hết nợ, nuôi các con ăn học nên người. Tưởng chừng cuộc sống sau chuyến đi nước ngoài lần thứ 2 này sẽ đổi thay, vợ con được sống trong hạnh phúc nhưng lẽ trời không thương.
Theo anh Hoan, kể từ ngày vợ mất, cuộc sống của gia đình bị xáo trộn. Cùng một lúc anh phải chăm sóc, nuôi hai con ăn học và chăm bố đẻ của mình đang bị ung thư giai đoạn cuối, rồi khoản nợ hơn 300 triệu vay ngân hàng chưa trả hết khiến anh nhiều đêm mất ngủ, bế tắc đến cùng cực.
"Tôi không biết có thể lo cho các con được bao lâu nữa. Tiền ăn, tiền học, tiền trả nợ, mọi thứ cứ dồn dập khiến tôi không thế xoay xở kịp. Giờ còn hai con nhỏ, tôi phải ở nhà để chăm sóc các con nên không thể quay lại Nhật Bản làm việc được nữa. Lương công nhân lao động tay chân ở quê cũng được vài triệu, có hôm trong nhà không còn đồng nào, con xin mua bộ quần áo mới mà chỉ biết động viên các con cố gắng", anh Hoan tâm sự.
Ông Bùi Văn Hưng - Trưởng thôn Thắng Tây chia sẻ, gia đình anh Hoan trước kia thuộc diện hộ nghèo của xã. Trong cuộc sống hàng ngày, gia đình anh Hoan rất được bà con lối xóm khen ngợi, quý mến vì tính tình thật thà, chịu thương, chịu khó.
"Sự việc xảy ra với gia đình nhà anh Hoan là cú sốc lớn về tinh thần. Chúng tôi cảm thấy rất buồn, hoàn cảnh của bố con anh Hoan rất đáng thương. Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ để trình cấp trên xem xét đưa vào hộ nghèo hoặc có chính sách hỗ trợ đối với gia đình anh Hoan", ông Hưng chia sẻ thêm.
Theo giới thiệu của cán bộ xã An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang), gia đình bà Lê Thị Chía (66 tuổi, ngụ ở ấp 4) là hoàn cảnh khó khăn nhất xã. Bà Chía đã già, sức khỏe yếu nhưng vẫn phải còng lưng nuôi 3 đứa cháu nhỏ, trong đó một đứa bại não nằm liệt giường.
Theo chân đoàn cán bộ, PV bất ngờ khi được dẫn đến một ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới, cao ráo. Trong nhà cũng có một số đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, tinh tươm.
"Anh nhìn vậy chứ không phải đâu, 2 tháng trước 4 bà cháu vẫn không có chỗ ở che được mưa gió. Nhà mới này là một đơn vị thiện nguyện vừa cất cho xong.
Giờ chỗ ở thì có, nhưng không ai làm ra tiền nên tiền ăn của cả nhà, tiền học cho mấy đứa vẫn không có. Vậy nên địa phương vẫn đang tiếp tục vận động", một chiến sĩ công an trong đoàn cán bộ giải thích khi nhận thấy chúng tôi băn khoăn.
Trong nhà, Phan Thị Trúc Ly (15 tuổi) và Phan Thị Trúc Anh (12 tuổi) đang học bài. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng 2 chị em đều rất ham học và học khá, giấy khen đã dán kín một mảng tường.
"Con học cũng được, năm nào cũng được 2 giấy khen. Chị em con thì muốn đi học nữa, nhưng giờ nội yếu quá rồi, chắc nội nuôi không nổi.
Nếu đi học thì phải đi cả ngày, chỉ được nghỉ chủ nhật, không phụ nội đi hái thuốc được. Còn nếu muốn phụ nội thì phải nghỉ học", Trúc Ly ngậm ngùi.
Ở một góc nhà, Phan Thanh Hoàng (11 tuổi) bị bại não đang nằm thở khò khè trên võng. 11 tuổi nhưng Hoàng chỉ nặng chưa tới 15kg. Do mang bệnh lại không có điều kiện thuốc thang, ăn uống đầy đủ nên giờ đây cậu bé chẳng còn đủ sức để ngoái đầu, chỉ nằm im liếc mắt nhìn mọi người đi lại.
Từ khi cha mẹ bỏ lại, Hoàng đã nằm trên lưng bà Chía đi khắp nơi. Khi thì đi xin cơm, khi thì đi xin tiền mua thuốc, có khi 2 bà cháu địu nhau chui rúc trong những bụi rậm ở mé sông để nhổ cây thuốc Nam mang về bán.
Bên hông nhà, bà Chía đang ngồi thái cây thuốc Nam. Những gánh nặng cuộc đời đã kéo lưng bà cụ đã còng gập xuống. Khuôn mặt hiện lên rõ sự khắc khổ, đôi mắt bà Chía đã mờ đục, tóc bạc cũng đã rụng nhiều.
"Cha mẹ bọn nó ly hôn khi thằng Hoàng mới chưa đầy 3 tuổi, kể từ đó mẹ nó chưa quay lại lần nào. Cha chúng nó cũng lấy vợ mới rồi ở bên nhà vợ chứ chẳng cho bà cháu tôi được cái gì cả.
Trước đây là 4 đứa, nhưng đứa thứ 2 mất vì bệnh 3 năm trước. Hồi còn khỏe, còn thấy đường thì tôi buộc cháu ở sau lưng đi xin ăn, đi hái thuốc được, giờ không làm nổi nữa", bà Chía kể.
Mỗi tuần chỉ có một ngày chủ nhật là chị em Ly được nghỉ học. Trúc Anh ở nhà chăm Hoàng, Ly đạp xe chở bà Chía đi tìm cây thuốc để kiếm thu nhập.
"Để tìm được cây thuốc con phải chở bà đi đến mấy nơi hoang vu, có khi đi xa hơn 20km. Mỗi tuần chỉ có một ngày nhưng nếu mưa thì phải chịu nghỉ.
Lấy thuốc về sẽ tranh thủ hôm nào nắng thì thái ra phơi. Mỗi tháng gom bán cũng chỉ được mấy trăm nghìn, có lúc mưa quá không phơi được thuốc hỏng cũng phải bỏ", Ly kể.
Nói về ăn uống hàng ngày, bà Chía cho biết nếu hôm có tiền thì cả nhà có cá ăn hoặc có khi bà cũng mua một ít thịt cho các cháu. Những hôm không có tiền mấy bà cháu chỉ ăn cơm rau chan nước tương.
"Buổi sáng tôi nấu cơm cho cháu mang đi học nhưng có những hôm chẳng có thức ăn gì, nghĩ tủi cho bọn nó lắm. Giờ không làm gì ra tiền, cũng chẳng còn sức đi xin nên đói no gì cũng phải chịu", bà Chía chua xót.
Ông Nguyễn Văn Thí - Phó trưởng ấp 4 xã An Hữu cho biết gia đình bà Chía là hộ nghèo nhiều năm nay, không có khả năng thoát nghèo. Những năm qua địa phương luôn quan tâm, kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ tiền ăn học cho các cháu bà Chía.
"Mỗi lần có quà từ nguồn nào địa phương cũng đều ưu tiên cho gia đình bà Chía. Mới đây chúng tôi đã vận động được mạnh thường quân xây cho bà cháu ngôi nhà. Rất mong thông qua Báo Dân trí, bạn đọc hỗ trợ cho các cháu của bà Chía tiền ăn học để các cháu có điều kiện khôn lớn nên người", ông Thí nói.
Người phụ nữ rơi vào tình cảnh bi đát kể trên là bà Trần Thị Lương, sinh năm 1960, trú ở thôn Chằm, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chúng tôi tìm đến thăm bà Lương, ngay sau khi nhận được thông tin về bà từ Hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Hòa. Vượt qua khoảng sân đất trơn trượt, bước vào bên trong căn nhà cũ nát của bà Lương, chúng tôi không khỏi xót xa cho cảnh sống tạm bợ của người đàn bà tội nghiệp.
Tất cả những gì gọi là "tài sản" của người đàn bà cô đơn này chỉ là căn nhà rộng chừng hơn chục mét vuông, chỉ đủ kê một chiếc giường nhỏ đã cũ nát, ọp ẹp. Một chiếc xô nhựa cũ cùng vài chiếc bát, đĩa đã sứt mẻ gần hết, chiếc nồi nhôm méo mó, mất 1 bên quai, thân nồi bám đầy muội than, cái màn cáu bẩn, mấy bao tải đựng quần áo cũ. Nhà bà Lương không có bếp, nên mái hiên trước nhà được tận dụng làm nơi để củi và đun nấu.
Người phụ nữ cô đơn ốm yếu vịn tay vào thành giường gượng dậy. Lúng túng không biết mời khách ngồi ở đâu, bà Lương ra hiệu có ý "nhường" chiếc giường của mình cho khách. Nhìn chiếc giường gỗ đã bị mối ăn nham nhở, thang giường đã gãy gần hết, chúng tôi không dám ngồi vì sợ nó sẽ sập xuống.
Xoắn chặt hai bàn tay vào nhau, bà Lương nhìn đăm đăm xuống nền nhà ẩm mốc. Một khoảng lặng bao trùm không gian, những hồi ức về cuộc đời cơ cực, sóng gió đang ùa về khiến bà ứa nước mắt:
Mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ mới nên bà Lương không được học hành đến nơi đến chốn mà phải đi ở đợ cho người ta để kiếm miếng cơm… Năm 20 tuổi, người con gái Trần Thị Lương chưa từng bước chân ra khỏi lũy tre làng, cũng vì miếng cơm manh áo mà lưu lạc lên tỉnh Lạng Sơn.
Một thân một mình nơi thị trấn giáp biên, thiếu nữ 20 tuổi ngây thơ nhanh chóng bị bọn buôn người lừa bán sang Trung Quốc. Rồi bà Lương bị ép làm vợ một người đàn ông nghèo khó ở vùng nông thôn hẻo lánh của Trung Quốc, cách xa biên giới Việt Trung đến cả ngàn cây số.
Cuộc sống ở nhà "chồng" vô cùng chật vật, bà Lương phải lên rừng từ sáng sớm đến tối mịt mới được trở về nhà. Cơ cực quá, nhiều lần muốn bỏ trốn nhưng không thạo tiếng bản địa lại không có tiền, nên bà Lương đành cắn răng chịu đựng hết năm này qua năm khác.
Kéo vạt áo lau nước mắt bà Lương kể tiếp, sau khi sinh đứa con thứ 2, bà bị bệnh hậu sản, sức lực suy kiệt không thể lao động nặng được nữa. Chờ đến khi đứa con cứng cáp, người chồng đuổi người vợ vô dụng ra khỏi nhà. Tủi nhục, uất ức nhiều lúc bà Lương muốn quyên sinh, nhưng nghĩ đến những đứa con, nghĩ đến những người thân ở quê hương, người phụ nữ bất hạnh này lại gồng mình lên để sống.
Sau nhiều năm lang thang nơi đất khách quê người, cuối cùng bà Lương cũng được giải cứu về Việt Nam. Khi đi là một thiếu nữ đang tuổi thanh xuân, lúc trở về bà Lương trở thành bà lão tiều tụy với đủ thứ bệnh trên người.
Cảm thương người đàn bà mang số phận hẩm hưu, bà con hàng xóm cùng chính quyền địa phương quyên góp dựng cho bà Lương căn nhà tình thương để bà có nơi trú ngụ. Theo thời gian, căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, phần mái đã hư hỏng nặng, bức tường đầy rêu mốc thì đã nứt dọc, nứt ngang, những ngày mưa, trong nhà cũng như ngoài sân.
Bà Lương cho biết, những năm trước còn chút sức lực, bà có thể đi nhổ cỏ, rửa bát thuê ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng. 2 năm nay, sức khỏe suy kiệt, các căn bệnh thấp khớp, thoái hóa dạ dày…, thi nhau hành hạ khiến bà không thể làm được việc gì.
Cho dù bệnh tật đầy mình, nhưng không có bất cứ khoản thu nhập nào, nên bà Lương cũng chưa một lần được nằm viện chữa trị. Đến cái ăn hàng ngày vẫn còn phải nhờ vào bà con, hàng xóm và Hội Chữ thập đỏ xã cứu trợ.
"Tháng tôi được Hội Chữ thập đỏ xã cho 10 kilogam gạo. Thức ăn thì tôi ra đồng hái rau dại về chấm muối. Thấy tôi ăn uống kham khổ, thi thoảng hàng xóm cho quả trứng, bìa đậu. Gần đây, những hôm thay đổi thời tiết căn bệnh viêm khớp làm tôi không đi được. Nhiều hôm thấy tôi không ra khỏi nhà, bà con đem cơm sang cho. Tôi mang ơn và cũng ngại bà con hàng xóm lắm, nhưng để có tiền nằm viện thì tôi không dám nghĩ đến…", bà Lương ứa nước mắt.
Nói về hoàn cảnh người phụ nữ bất hạnh này, anh Nguyễn Văn Trung- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Hòa cho biết:
"Trở về Việt Nam sau nhiều năm bị bán sang Trung Quốc, bà Lương không có gì ngoài sức lực suy kiệt. Nắm bắt được hoàn cảnh của bà, Hội Chữ thập đỏ cùng với chính quyền địa phương cũng đã chung tay giúp đỡ để bà ấy có chỗ ăn, chỗ ở, tuy nhiên, địa phương còn nghèo, nên sự giúp đỡ này còn rất hạn chế. Qua đây, chúng tôi tha thiết mong Báo Dân trí và các nhà hảo tâm dang rộng vòng tay giúp đỡ bà ấy…".
Bà Lương không dùng điện thoại, bạn đọc có thể liên hệ qua số anh Trung, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Hiệp Hòa: 0912181703
Số phận nghiệt ngã của gia đình nghèo
Đó là hoàn cảnh đầy cơ cực của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1982), trú tại thôn Long Đại, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Chị Hoa là người miền Bắc, gia đình vất vả nên lặn lội vào Nam làm thuê từ khi còn rất trẻ.
Trên hành trình mưu sinh, người phụ nữ này đã gặp gỡ rồi nên duyên vợ chồng với anh Hoàng Văn Khương, người đàn ông chịu thương, chịu khó, rồi cùng nhau về sinh sống tại Quảng Bình.
Từ nhỏ chị đã bị dị tật mắt bẩm sinh, chỉ thấy mờ mờ, đã vậy sức khỏe cũng yếu, đau ốm đi viện liên miên nên chẳng làm được việc gì, chỉ quanh quẩn ở nhà trồng luống rau, nuôi con gà.
Cuộc sống của gia đình nghèo phụ thuộc hết vào người chồng là anh Hoàng Văn Khương. Người đàn ông này lam lũ đủ mọi nghề, từ làm thuê đến trồng rừng, làm rẫy, chẳng mấy khi ngơi tay, chỉ mong cả nhà có cơm ăn, áo mặc, các con được đến trường.
Theo chia sẻ của chị Hoa, cách đây mấy năm, anh chị mạnh dạn vay mượn mấy trăm triệu đồng mua lại chiếc máy gặt cũ về để đi gặt thuê, với mong muốn thoát nghèo. Nào ngờ chiếc máy gặt cứ ra đồng lại hỏng, sửa chữa thường xuyên, mấy vụ mùa liền đều thua lỗ, bán máy cũng chẳng ai mua, tiền vay ngân hàng lại trở thành gánh nặng.
Vợ chồng chị Hoa đã phải "cắn răng" bán cả nhà lấy tiền trả nợ, cả gia đình dựng cái lán nhỏ bên bìa rừng để dọn ra đó ở. Khi chưa thể tìm ra lối thoát cho cuộc sống cơ cực trước mắt, mới đây, anh Khương lại bất ngờ phát hiện mình bị ung thư phổi.
Là trụ cột gia đình nhưng lại không may mắc căn bệnh quái ác, anh Khương sụp đổ hoàn toàn, sức khỏe ngày một yếu. Còn với chị Hoa cứ ôm lấy chồng mà khóc trong bất lực, nhà cũng đã bán, con còn quá nhỏ, tương lai chẳng biết sẽ đi về đâu. Vợ chồng chị Hoa có 3 người con, cháu lớn nhất chỉ mới học lớp 8, con út mới 2 tuổi.
"Nhà thì nghèo, nợ nần phải bán cả nhà, chẳng có nơi mà ở, giờ chồng lại bị ung thư nữa thì tôi biết làm sao hả chú, sao gia đình tôi lại khổ thế này. Bố mẹ đã vất vả, bệnh tật, sợ rồi chẳng lo nổi cho 3 con còn nhỏ quá, chỉ sợ chúng nó đói ăn, không được học hành nữa thì thiệt thòi lắm", chị Hoa nói trong nước mắt.
Mịt mờ tương lai 3 đứa trẻ
Sau khi bán nhà, chị Hoa phải nhờ người dựng cái lán nhỏ bên bìa rừng để dọn đến ở. Nhìn cái lán ọp ẹp, gió lùa tứ phía này, tôi thực sự ái ngại cho cuộc sống của đôi vợ chồng nghèo và 3 đứa trẻ.
Từ ngày anh Khương đổ bệnh, cuộc sống của 3 đứa con là Hoàng Văn Kha, Hoàng Văn Khôi và Hoàng Văn Khải trầm lắng hẳn đi. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng chứng kiến cơn đau đang hành hạ bố mỗi ngày, những giọt nước mắt rơi trên đôi mắt dị tật của mẹ, các cháu cũng phần nào hiểu được hoàn cảnh mà mình đang phải đối mặt.
Cậu bé Hoàng Văn Kha, con trai đầu của chị Hoa lại là người rất hiểu chuyện, thương bố mẹ, ngày nào cũng vậy, cứ sau buổi học là Kha chạy vội về nhà, giúp mẹ nấu nướng, làm rẫy, trông em, cậu còn đạp xe đi khắp nơi gom nhặt sắt vụn bán kiếm tiền về giúp mẹ.
"Ung thư là bệnh nặng lắm phải không chú, cháu hỏi mẹ nhưng mẹ không nói, cháu không muốn mất bố, không muốn mẹ phải khóc nữa, cũng không muốn 3 anh em phải nghỉ học, các chú giúp gia đình cháu với", cậu học trò nghèo Hoàng Văn Kha khẩn cầu.
Cũng vì thương cho hoàn cảnh và bệnh tình của anh Khương, người mua lại căn nhà của anh chị cũng chẳng đành lòng để người đàn ông mang bệnh ung thư phổi phải dọn ra sống giữa bìa rừng, trong cái lán ọp ẹp, do đó vợ chồng anh Khương vẫn đang được mượn tạm lại căn nhà cũ.
Thế nhưng, bệnh ung thư chẳng biết trước thế nào, cũng chẳng thể mượn nhà người khác ở mãi, hiện chị Hoa đang chuẩn bị để đón chồng ra lán ở.
Cuộc sống hiện nay của gia đình anh Khương, chị Hoa chỉ biết dựa vào tình thương của bà con lối xóm, ai cho gì ăn nấy, bữa đói, bữa no qua ngày. Bệnh tình của anh Khương thì ngày một nặng, không có tiền nhập viện, chị Hoa đành phải để chồng ở nhà, chẳng biết kéo dài được bao lâu.
"Nhìn chồng quằn quại, đau đớn mỗi ngày tôi mà tôi bất lực, chẳng biết làm thế nào cả, trong túi chẳng có lấy một nghìn, muốn mua thuốc, đưa chồng đi viện cũng chẳng được. Gia đình tôi thật sự hết cách rồi, đành phó mặc ông trời thôi", chị Hoa buồn bã.
Nói về hoàn cảnh của gia đình chị Hoa, ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cũng thương cảm cho biết, với hoàn cảnh hiện nay, nếu không có sự giúp đỡ từ cộng đồng và chính quyền địa phương, thì gia đình chị Hoa chẳng thể nào tìm ra lối thoát.
Theo ông Quyết, thời gian qua, chính quyền cũng đã tạo mọi điều kiện, kêu gọi bà con địa phương chung tay giúp đỡ cho gia đình chị Hoa, tuy nhiên với điều kiện địa phương còn khó khăn, nên những sự chung tay đó không đáng kể.
"Vấn đề hiện nay là gia đình này chẳng có nơi mà ở, dựng lán tạm giữa rừng, giữa rẫy, thiếu thốn đủ thứ mà cũng không đảm bảo, đặc biệt là khi mưa gió. Chồng thì ung thư, vợ thì đau ốm, chúng tôi rất lo lắng cho tương lai của 3 đứa trẻ. Mong rằng, qua Báo Dân trí, các mạnh thường quân sẽ chung tay với địa phương, cứu giúp cho vợ chồng chị Hoa giữa cơn hoạn nạn, để 3 cháu nhỏ có cuộc sống tốt hơn, không phải chịu cảnh đói ăn, thất học", ông Quyết bày tỏ.
Đang loay hoay với mớ phế liệu vừa nhặt được ngoài sân thì nghe tiếng chồng gọi thất thanh phía trong nhà, chị Nguyễn Thị Nguyệt (42 tuổi, trú xóm Xuân Lộc, xã Nghi Xuân) vội chạy vào, lấy thuốc cho chồng uống rồi xoa ngực, gọi xe đưa chồng đi cấp cứu.
Chị Nguyệt thở dài chia sẻ, 4 năm trước, anh Thủy - chồng chị thấy bụng căng cứng bất thường, tức ngực, khó thở. Người nhà đưa đi cấp cứu và anh Thủy được chẩn đoán mắc bệnh D68 - suy tim NYHA III-EF 39%/viêm gan mạn/viêm trào ngược dạ dày thực quản.
"Vì bệnh tình của chồng quá nặng nên phải chuyển ra tuyến trung ương một thời gian dài. Khi đỡ hơn một chút, anh ấy bảo xin chuyển về bệnh viện gần nhà cho đỡ tốn kém. Hơn một năm điều trị tại bệnh viện, không biết nhìn đâu để vay mượn thêm, vợ chồng tôi bàn nhau lấy thuốc về nhà tự điều trị, vừa đỡ chi phí, vừa có thời gian chăm sóc con.
Cũng từ đó, bình quân 10 ngày đến 2 tuần, bệnh của chồng trở nặng, tôi lại đưa anh ấy đi cấp cứu. Tính đến nay đã 4 năm trôi qua, nợ nần chồng chất mà sức khỏe của chồng ngày càng yếu", chị Nguyệt buồn bã chia sẻ.
Trước đây, khi còn khỏe mạnh, anh Thủy làm nghề đi đánh cá thuê trên biển. Một vài tháng tàu cập bến, anh Thủy mới về thăm vợ con được 3-5 ngày rồi lại theo tàu ra khơi. Bình quân mỗi tháng chủ tàu trả cho anh 6-7 triệu đồng.
Chị Nguyệt ở nhà vừa chăm sóc 2 con trai là Trần Quốc Cường (lớp 11) và Trần Quốc Huy (học lớp 8), vừa rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ thu mua phế liệu kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ngày nào may mắn thu nhặt được nhiều, chị cũng kiếm được 50.000-70.000 đồng.
Từ ngày chồng lâm bệnh hiểm nghèo, chị Nguyệt trở thành lao động chính trong gia đình, vừa chăm chồng bệnh, vừa lo cho con cái ăn học. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nợ nần chồng chất.
"4 năm nay, bệnh tật hành hạ khiến tôi sức cùng lực kiệt, trở thành gánh nặng cho vợ con. Hàng ngày bất lực nhìn vợ lam lũ chạy ăn từng bữa mà đau lòng, nhiều lúc chỉ muốn ngủ một giấc thật dài, không tỉnh lại nữa để vợ con bớt khổ. Thế nhưng, nhìn 2 con còn tuổi ăn tuổi học, tôi lại không đành.
Nợ nần lên đến hơn 150 triệu đồng, không có khả năng chi trả, giờ cũng không biết nhìn đâu vay mượn thêm để tôi tiếp tục điều trị. Rồi 2 đứa con, tôi sợ chúng phải bỏ học giữa chừng. Thương vợ, con lắm nhưng bất lực", anh Thủy gạt nước mắt trải lòng.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, bố mắc bệnh hiểm nghèo, 2 anh em Trần Quốc Cường và Trần Quốc Huy là những đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan và tự lập.
Ngoài giờ lên lớp, anh em Cường về nhà phụ mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc bố. Tối đến, cả hai chủ động học bài, không để cha mẹ phải nhắc nhở. Những lúc mẹ chăm bố ở viện, anh em Cường ở nhà tự chăm sóc nhau để bố an tâm điều trị bệnh.
"Suốt nhiều năm qua, khó khăn, vất vả tôi đều cố gắng vượt qua, chỉ mong chồng sớm được khỏe mạnh để gánh vác cuộc sống, chăm lo cho 2 con. Vậy mà bệnh tình của anh ngày càng nặng, nợ nần chồng chất, tôi không biết xoay xở thế nào. Nếu chẳng may anh ấy có mệnh hệ gì, mẹ con tôi biết sống như thế nào đây", chị Nguyệt chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Hoa - Xóm trưởng xóm Xuân Lộc cho biết, anh Thủy mắc bệnh hiểm nghèo nhiều năm khiến gia đình chị Nguyệt lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, là hộ nghèo trong xã.
"Thấu hiểu hoàn cảnh, chính quyền địa phương, bà con lối xóm đã đứng ra kêu gọi, giúp đỡ nhưng chỉ được một phần nhỏ. Sự sống của anh Thủy cũng như tương lai của 2 đứa con đang rất cần sự đồng cảm, sẻ chia của cộng đồng", ông Hòa chia sẻ.
Chúng tôi gặp Võ Hoàng Bảo Trinh vào một buổi chiều, sau giờ tan học. Cô bé dáng người nhỏ nhắn, đứng nép vào một góc trường để chờ người đến đón.
Không có bố mẹ, ông bà lại già yếu, Trinh được một người hàng xóm thương tình, đưa đón đi học mỗi ngày.
Bảo Trinh hiện là học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (phường Nghĩa Phú, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông). Sớm chịu những nỗi đau và thiếu đi hơi ấm của bố mẹ nên cô bé 6 tuổi sống khép mình, ít nói và hiếm khi nhắc về người thân.
Phải mất gần 20 phút di chuyển, chúng tôi mới về đến căn nhà mà Trinh đang sống cùng ông bà nội. Căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, được dựng tạm dọc quốc lộ 14 là nơi đặt bàn thờ của bố Bảo Trinh - người mất cách đây 3 năm vì tai nạn giao thông.
Bà Nguyễn Thị Dấn (74 tuổi, bà nội Bảo Trinh) hàng ngày ở nhà chăm sóc chồng và cháu. Ở tuổi gần đất xa trời, bà Dấn không giấu nổi xót xa khi nhắc về hoàn cảnh của gia đình.
Bà Dấn cho biết, bố Bảo Trinh là con trai út trong nhà, lập gia đình với một người phụ nữ cùng quê, vợ chồng có với nhau 2 người con. Trước Bảo Trinh còn có một người chị gái, năm nay 8 tuổi.
Vì cuộc sống khó khăn, vợ chồng người con trai phải gửi Bảo Trinh cho ông bà chăm sóc, rồi sau đó đến Đắk Nông này mưu sinh.
"Đến Đắk Nông được một thời gian, mẹ của Bảo Trinh bỏ sang Lâm Đồng. Sau đó, con trai tôi tìm vợ về, nhưng về được hơn 6 tháng, mẹ của Trinh lại đi biệt tích. Không có mẹ bên cạnh, bố thì bận đi làm, chị gái của Bảo Trinh đến tuổi đi học nhưng không được đến trường", bà Dấn cho hay.
Chỉ vài tháng sau khi mẹ bỏ đi, bố Bảo Trinh gặp tai nạn rồi qua đời. Bà Dấn cùng chồng chuyển hẳn từ Đắk Lắk đến Đắk Nông để tiện chăm sóc 2 cháu nội.
Nhắc về khoảng thời gian này, bà Dấn nghẹn ngào: "Bố nó mất, mẹ nó mới tìm về chịu tang. Nhưng chỉ cúng xong 49 ngày cho chồng là mẹ nó bỏ đi biệt, đến giờ không có tin tức gì. Mẹ nó bỏ con, bỏ cả ảnh thờ chồng, tôi thương các cháu nên đem về nuôi, thương con nên đem ảnh về thờ, bữa nay là 3 năm rồi !"
Nói rồi, bà Dấn đưa ánh mắt nhìn lên trên bàn thờ con trai, quệt ngang dòng nước mắt, nức nở: "Thương các cháu sớm mồ côi bố, thời gian đầu khi con dâu bỏ đi, gia đình tôi cũng liên lạc với đằng ngoại để động viên con dâu về. Nhưng từng ấy năm, nó không về gặp con một lần nên giờ hai đứa cũng không nhắc đến mẹ nữa".
Nghe bà nói chuyện, đôi mắt Võ Hoàng Bảo Trinh buồn rười rượi.
Cả buổi nói chuyện, Trinh chỉ cúi gằm mặt, thế nhưng khi chúng tôi vừa nhắc đến bố mẹ, Bảo Trinh vội nằm vào lòng ông nội, nắm chặt đôi tay nhăn nheo người đã chăm bẵm em suốt 6 năm qua.
Bảo Trinh nín lặng một lúc lâu rồi mới mở lời: "Mẹ bỏ đi lâu lắm rồi, bây giờ con không còn nhớ mẹ nữa, con chỉ cần sống với ông bà thôi !".
Biến cố gia đình đẩy chị em Trinh vào cảnh mồ côi, phải sống nhờ tình yêu thương của ông bà nội. Tuy nhiên, sau khi con trai qua đời, nỗi đau kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh khiến ông Võ Đình Khiêm (SN 1943) bị tai biến, dẫn đến liệt một phần cơ thể.
Mấy năm nay, bà Dấn lại bị huyết áp cao, thấp khớp, đến thở cũng khó nên không lao động được. Cả nhà ba người chỉ trông cậy vào số tiền con cái hỗ trợ nên hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hơn nữa, mẹ của Bảo Trinh bỏ đi chứ không phải là mất, vì thế chị em Bảo Trinh cũng không thuộc diện mồ côi cha mẹ.
Ông bà tuổi cao, nay đi lại cũng khó khăn nên chị em Bảo Trinh không thể sống cùng nhau. Chị gái Bảo Trinh được ông bà gửi cho người cô ruột chăm sóc. Vì khoảng cách địa lý nên chỉ khi nào có người đưa đón, Trinh và chị gái mới có cơ hội gặp nhau.
Nói về học trò của mình, cô Nguyễn Thị Nhuần, hiệu trưởng nhà trường xót xa cho biết, Trinh là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất trường, bố mất sớm, mẹ bỏ đi. Hiện nay Bảo Trinh sống cùng ông bà nội, đều gần 80 tuổi, nhưng vì ông nội bị tai biến gần 2 năm nay nên cuộc sống của 3 người rất khó khăn và chật vật.
4 năm qua, kể từ ngày li thân với chồng, chị Loan một mình chăm sóc con nhỏ, mẹ già. Con trai lớn bị khờ khạo, con trai thứ tư vừa qua đời vì viêm màng não.
Bên linh cữu của đứa con vắn số, người mẹ nghèo chỉ biết khóc nấc trong tuyệt vọng, không biết tương lai của chị và các con sẽ đi về đâu.
Mấy ngày này, căn nhà của chị Lý Kim Loan (40 tuổi, ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Cần Thơ) hiu hắt và lạnh lẽo hơn bao giờ hết.
Bên bàn thờ của con, chị Loan khóc không thành tiếng, ánh mắt chua xót nhìn về di ảnh đứa con rồi nói: "Mồ mả của con cũng đã làm xong để con được yên nghỉ. Con tôi ngoan lắm, nói chuyện với ai cũng dạ thưa, không biết nói bậy bạ. Vậy mà con yểu mệnh, mới 6 tuổi thôi...".
Theo lời chị Loan, năm 18 tuổi, chị được cha mai mối cho chàng trai gần nhà. Sau thời gian hò hẹn, hai người tiến tới hôn nhân trong sự chúc phúc của bao người. Thuở đó, chồng chị Loan đi làm bảo vệ kiếm tiền còn chị ở nhà làm nội trợ, hết lòng vun vén cho gia đình nhỏ.
Năm 1999 chị hạ sinh con trai đầu lòng là em Võ Thanh Nhã. Nhã sinh ra cũng bình thường nhưng lúc 3 tuổi em nhiễm sốt bại liệt và hôn mê sâu. Sau khi tỉnh lại, tứ chi của em bất động, mẹ đưa Nhã đi hết Tây y rồi Đông y chữa trị suốt 3 năm liền. Em may mắn tỉnh lại nhưng kể từ đó đầu óc của em chỉ như đứa trẻ, chẳng biết nói, lúc nào cũng ngơ ngác, cười đùa một mình.
Năm 2000 đến 2018, chị Loan tiếp tục hạ sinh 3 người con là em Võ Thị Mỹ Trinh (22 tuổi), Võ Quốc Bảo (4 tuổi) và em Võ Quốc Huy vừa qua đời. Từ lúc lấy chồng đến khi sinh con trai út, chị Loan ở nhà quanh quẩn với bếp núc, chăm con. Sau đó vợ chồng chị lục đục, chị dọn về nương tựa nhà mẹ ruột.
"Tôi với chồng ngày càng không tìm thấy tiếng nói chung, nghĩ mãi mới quyết định rời đi. Cùng lúc đó, cha ruột tôi vừa qua đời, thương mẹ già côi cút tôi ôm con về nhà mẹ, tính đến nay đã được 4 năm", chị Loan tâm sự.
Mẹ già, con thơ lại thêm bệnh tật, chị Loan chẳng thể đi làm việc xa. Thi thoảng chị nhận ít hàng đan lát gia công nhưng đều bị cậu con trai lớn khờ khạo xé rách mất.
Thương mẹ, thương em, cô con gái thứ hai là Mỹ Trinh chọn cách nghỉ học nhường tương lai cho các em.
Trinh năm nay đã 22 tuổi nhưng thân thể em gầy còm, ốm yếu trông như nữ sinh lớp 9. Cũng vì chiều cao và cân nặng không đủ nên đến giờ em vẫn khó xin việc.
Vừa rửa bát, cô gái nhỏ trải lòng, học hết cấp 2 em thi trượt trường công lập, do chi phí học trường tư khá tốn kém nên em quyết định theo học hệ giáo dục thường xuyên. Học xong lớp 12, Trinh học nghề ở một cơ sở làm đẹp để mau có tiền giúp mẹ trang trải cho gia đình.
Bà La Thanh Thúy - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Long Hòa cho biết, gia đình chị Loan có hoàn cảnh rất khó khăn. Cha mẹ ruột chị Loan thuộc diện hộ nghèo và là người dân tộc nên được hưởng chính sách đặc biệt. Mỗi tháng địa phương hỗ trợ 10kg gạo, các dịp lễ, Tết đều có quà. Về con trai chị Loan, hàng tháng được cấp một khoản bảo trợ xã hội.
Đã hơn 3 tháng sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng cướp đi mạng sống của 2 vợ chồng người con trai, bầu không khí tang tóc, thê lương vẫn còn bao trùm căn nhà nhỏ của bà Phạm Thị Minh (trú ở khu Việt Hùng 1, xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ).
Sau làn khói hương vương vấn trên bàn thờ lập vội là di ảnh đôi vợ chồng vắn số với ánh nhìn đầy vẻ thảng thốt. Dường như anh chị không thể yên lòng ra đi, khi mà trên đời còn 2 đứa con nhỏ, cùng bố mẹ ngày càng già yếu.
Ghì chặt đứa cháu nội bé bỏng trong lòng, bà Minh không kìm được những giọt nước mắt: "Tội nghiệp các cháu tôi. Đứa lớn mới lên 3, đứa bé mới chỉ hơn 1 tuổi. Giờ bố mẹ chúng đều đã không còn, những ngày mẹ nó mới mất, thằng bé này khát sữa, nhớ mẹ khóc ngằn ngặt, nhiều đêm liền tôi với ông nhà phải thay phiên nhau bế cháu chờ trời sáng".
Đưa tay lau nước mắt, bà Minh buồn rầu kể, nhà nghèo không có điều kiện theo đuổi việc học hành, nên người con thứ hai của bà Minh là anh Nguyễn Hữu Quảng sớm phải bươn chải kiếm sống. Khi làm thuê cho một quán cơm ở Hà Nội, tình cờ anh Quảng gặp và nên duyên vợ chồng với người con gái dân tộc Thái cùng cảnh ngộ quê gốc Sơn La, tên Lò Thị Hương.
Khi chị Hương mang thai đứa con gái đầu lòng, vợ chồng anh Quảng rời Hà Nội trở về quê nương nhờ bố mẹ đẻ. Sinh liền 2 đứa con, nên chị Hương chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con cái. Thi thoảng người mẹ này gửi con cho bà nội trông giúp, rồi xin làm thuê cho một xưởng sản xuất đũa ở gần nhà, những mong kiếm thêm chút tiền mua sữa cho con.
Ruộng đất ít, vốn liếng không có, nên để chăm lo cho gia đình, anh Quảng chỉ còn cách xin đi làm thuê. Lúc thì phát đồi, khi thì phun thuốc sâu thuê cho các hộ trồng chè trong và ngoài xã. Gần đây anh Quảng xin vào làm thuê cho một xưởng gỗ trong xã. Cuộc sống tuy còn vô vàn khó khăn, nhưng vợ chồng hòa thuận, căn nhà nhỏ luôn ngập tràn tiếng cười con trẻ…, cũng khiến đôi vợ chồng nghèo quên hết mọi mệt nhọc, ưu phiền.
Nhưng, bỗng đâu tai họa bất ngờ giáng xuống đôi vợ chồng khốn khó, khiến gia đình họ rơi vào cảnh đau thương, tang tóc, 2 đứa trẻ còn chưa dứt dòng sữa mẹ lâm vào cảnh mồ côi. "Hôm đó là ngày 3/9, vừa nhận được lương nên thằng bé chở vợ lên thị trấn mua cho bọn trẻ vài bộ quần áo mới. 2 vợ chồng nó chỉ mới đi được một lúc, thì có người gọi cả 2 bị tai nạn với ô tô. Tôi chạy ra đến nơi, thì cả 2 cháu đã mất rồi. 2 vợ chồng nó đi, mà không nói với tôi lời nào…", bà Minh ôm mặt bật khóc.
Chờ khi cảm xúc đau buồn dần lắng xuống, bà Minh cho biết, người đi xe máy ngược chiều trực tiếp va chạm, khiến xe của vợ chồng anh Quảng đổ xuống đường, cùng người lái xe ô tô tải không kịp xử lý, dẫn đến xảy ra sự việc đau lòng cũng đã tới chia buồn với gia đình bà và hỗ trợ chi phí mai táng. Sự việc không mong muốn, bên xe va chạm hoàn cảnh cũng khó khăn, nên gia đình bà Minh không yêu cầu gì thêm.
"Các con tôi đã xấu số bạc mệnh, nhưng còn 2 đứa cháu này, tôi không biết phải làm sao, giờ vợ chồng tôi vẫn còn chút sức lực, mấy nữa thì ai lo cho chúng nó!? Các cháu tôi còn nhỏ quá!...", bà Minh nấc nghẹn.
Những vành khăn trắng tang thương trên đầu 2 đứa trẻ, những lời than thở não nề của người bà nội nghèo khó, khiến không gian vốn đã ảm đạm, nặng nề của chiều cuối Thu càng như thêm chùng xuống… Thật khó cầm được lòng mình, tôi chỉ còn biết chôn chân đứng lặng, mà nước mắt cứ trực trào ra.
Cùng chung cảm xúc xót thương, anh Phan Trọng Tú - Phó chủ tịch UBND xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ái ngại, trải lòng:
"Nhìn 2 đứa trẻ mới lên 1 và 3 tuổi chít khăn trắng, chúng tôi không cầm được nước mắt. Trước biến cố vô cùng đau lòng mà gia đình bà Minh gặp phải, bà con, chính quyền địa phương chúng tôi cũng đã thường xuyên chia sẻ để gia đình vơi bớt đau thương. Còn về tương lai của 2 bé mồ côi, chúng tôi cũng đã vận động quyên góp cùng với gia đình trước mắt để lo cái ăn cho các cháu. Nhưng còn về lâu, về dài thì cần lắm các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ các cháu!…", anh Tú bày tỏ.
Căn nhà nhỏ của ba mẹ con chị Phạm Thị Bưởi (36 tuổi, tạm trú tại khối phố Phú Phong, phường An Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm hiu quạnh ở cuối một con đường bê tông cũ kỹ. Nghe tiếng gọi, chị Bưởi từng bước lần mò ra đón khách.
Đi được vài bước, chị ôm ngực thở hổn hển. Con gái lớn Phạm Doãn Thị Diễm chạy vội đến giữ mẹ đứng vững. Chị Bưởi cười buồn: "Xin lỗi anh chị, dạo này trở trời nên sức khỏe tôi yếu quá, đi vài bước phải dừng lại nghỉ".
Được biết, quê gốc chị Bưởi ở thôn Bình Hội (xã Bình Quế, huyện Thăng Bình), gia cảnh nghèo khó, chị đã bị mất thị lực hơn 70% từ khi còn nhỏ.
Đến tuổi trưởng thành, chị được cho đi học kỹ thuật massage dành cho người khiếm thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây, chị gặp gỡ và nên duyên cùng anh Doãn Xi (SN 1967, quê quán phường An Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), cũng là học viên ở trung tâm.
Hai con người cùng cảnh ngộ đã nhanh chóng đồng cảm, thấu hiểu nhau, họ nên duyên vợ chồng trong sự chúc phúc của bạn bè, người thân. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cả hai đều khó khăn nên họ không có đám cưới, không giấy hôn thú, chỉ những lời thề hẹn chăm sóc nhau qua hoạn nạn.
Năm 23 tuổi, chị Bưởi mang thai con gái đầu lòng, nhà cửa chẳng có chị đành về quê mẹ ở huyện Thăng Bình nương nhờ. Anh Doãn Xi trở lại nhà bố mẹ ruột ở TP Tam Kỳ để đi làm kỹ thuật viên massage, phụ giúp kinh tế cho vợ nuôi con.
Năm 2019, sau khi sinh con trai thứ được một năm, chị Bưởi vào TP Tam Kỳ đoàn tụ cùng chồng. Căn nhà nhỏ đơn sơ xây dựng trên mảnh đất của cha ruột anh Xi, tuy bé nhưng ấm cúng, tràn ngập tiếng cười.
Vì hai vợ chồng chị Bưởi đều mù lòa, khó lo được chu toàn cho cả hai con, nên con gái đầu được gửi về quê cho gia đình bên ngoại nuôi giúp.
Tai họa bất ngờ
Hạnh phúc quá ngắn ngủi, vợ chồng đoàn tụ chưa được bao lâu, đầu năm 2022, anh Doãn Xi gặp tai nạn không qua khỏi. Ngày nhận tin chồng tử nạn, chị Bưởi như ngã quỵ, đau đớn tột cùng.
Mất đi trụ cột chính trong gia đình, mẹ con chị Phạm Thị Bưởi rơi vào bế tắc, bởi lâu nay mọi chi phí sinh hoạt đều do anh Doãn Xi một mình gánh vác. Chị Bưởi đau ốm liên miên, sức khỏe không đảm bảo nên không thể tạo ra thu nhập.
Ngày cha mất, cháu Diễm được đón vào TP Tam Kỳ ở cùng mẹ để đỡ đần việc nhà, đưa đón em trai đi học. Tuy mới 13 tuổi nhưng Diễm chín chắn hơn so với bạn cùng lứa. Cha mất, Diễm chính là chỗ dựa vững chắc cho mẹ và em trai.
Hiện nay, mọi chi phí sinh hoạt của ba mẹ con chị Phạm Thị Bưởi đều dựa vào tiền trợ cấp xã hội. Mỗi tháng, chị nhận được 540.000 đồng tiền trợ cấp dành cho người khiếm thị; cháu Phạm Doãn Thị Diễm được trợ cấp trẻ mồ côi 360.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, Hội phụ nữ phường An Phú nhận đỡ đầu cho cháu Diễm mỗi tháng 300.000 đồng. Cả hai con của chị Bưởi đều được miễn học phí do điều kiện gia đình khó khăn.
Theo lời chị Bưởi, với số tiền trợ cấp trên, ba mẹ con cố gắng tằn tiện cũng chỉ đủ qua ngày, gạo thì nhờ sự trợ cấp của chính quyền hoặc các mạnh thường quân. Ở quê, mẹ ruột chị cũng gửi gạo ra phụ giúp, bởi hoàn cảnh gia đình bên ngoại cũng khó khăn nên không giúp được gì nhiều.
"Tôi bị bệnh cũng không dám uống thuốc điều trị lâu dài, chỉ khi nào đau quá mới mua về uống cầm chừng. Lúc trước tôi có học massage trị liệu, nhưng cứ đau ốm liên miên nên chẳng thể làm gì được. Sức khỏe ngày càng yếu, lại là gánh nặng cho con, tôi đau đớn lắm. Chỉ lo tương lai hai con mịt mờ quá, tôi thì sao cũng được", chị Bưởi nói trong nước mắt.
Ông Nguyễn Văn Tri - Chủ tịch phường An Phú - cho hay hoàn cảnh gia đình chị Phạm Thị Bưởi đặc biệt khó khăn, các cấp chính quyền cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên mẹ con chị. Ở quê nhà ba mẹ con chị thuộc diện hộ nghèo; hơn 3 năm nay chị tạm trú tại phường An Phú, TP Tam Kỳ.
"Đây là hoàn cảnh rất đặc biệt, cả hai vợ chồng mù lòa, kinh tế đều do anh Doãn Xi gồng gánh bấy lâu, bởi chị Bưởi không có khả năng lao động. Sau khi chồng mất, cuộc sống ba mẹ con chị càng thêm khốn đốn. Mong các nhà hảo tâm, bạn đọc Báo Dân trí quan tâm tạo điều kiện để ba mẹ con vượt qua khó khăn, các cháu được ăn học đến chốn", ông Nguyễn Văn Tri nói.
Đó là lời tâm sự của em Trần Xuân Mạnh (12 tuổi) khi nhắc đến mẹ mình là chị Chu Thị Lợi (36 tuổi), xóm Trung Tiến, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Chị Lợi đang mang trên mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Điều chị lo sợ nhất lúc này là cả hai mắt sắp bị mù hoàn toàn vì bệnh bong võng mạc và sự sống đang bị đe dọa bởi căn bệnh suy thận giai đoạn cuối. Thương mẹ, Mạnh và cậu em trai Trần Thái Sang (7 tuổi) chỉ biết cố gắng ngoan, chăm học để mẹ an tâm chữa trị.
Chị Lợi rơi lệ khi nhắc đến cuộc đời bất hạnh của mình và tương lai của 2 đứa con thơ, cũng như gánh nặng nợ nần khó có khả năng trả được.
Chị Lợi kể, tuổi mười tám đôi mươi, bao dự định chưa kịp thực hiện thì chị được phát hiện mắc bệnh bong võng mạc. Dù đã kiên trì đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình của chị ngày càng nặng.
Biết chị Lợi mắc bệnh nhưng vì tình yêu, anh Trần Xuân Thường (40 tuổi) vẫn quyết định đến với chị. Và niềm vui đã đến với họ khi 2 cậu con trai lần lượt chào đời.
"Dù được chồng đưa đi điều trị nhiều nơi nhưng mắt phải của tôi đã bị mù. Mắt trái giờ chỉ nhìn thấy lờ mờ. Bác sĩ nói nếu không kiên trì điều trị, suốt quãng đời còn lại tôi sẽ phải sống trong bóng tối. 3 năm nay, tôi lại gánh thêm bệnh suy thận, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn cuối", chị Lợi gạt nước mắt chia sẻ.
Bình quân mỗi tuần, chị Lợi đến viện chạy thận 3 ngày. Chặng đường từ nhà đến viện khoảng 60km, trong khi đôi mắt mù lòa khiến việc đi lại của chị gặp rất nhiều khó khăn. Chị phải thuê phòng trọ nhỏ gần bệnh viện để tiện việc đi lại. Mỗi khi nhớ con, chị được chồng đưa về nhà vài hôm hoặc cuối tuần, anh Thường lại chở 2 con vào thăm mẹ.
Cưới nhau không có mảnh đất cắm dùi, 4 thành viên trong gia đình anh Thường sống nhờ nhà bố mẹ vợ tại xã Quỳnh Diễn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Kể từ khi chị Lợi đi viện chạy thận, anh Thường phải đưa 2 con về nhờ mẹ ruột chăm sóc. Hàng ngày, anh đi phụ hồ trong các công trình xây dựng gần nhà để kiếm tiền điều trị cho vợ và 2 con học hành.
"Bệnh tật, con thơ, cái nghèo đeo bám khiến gia đình tôi kiệt quệ. Bình quân mỗi tháng tôi phải gửi cho vợ 5 triệu đồng để chi phí thuốc thang ngoài bảo hiểm, phòng trọ, ăn uống, sinh hoạt, chưa kể tiền nuôi con. Để có tiền chữa trị cho vợ suốt hàng chục năm qua, tôi phải vay mượn hơn 200 triệu đồng. Nợ còn mà bệnh của vợ ngày càng nặng, tôi không biết xoay xở như thế nào. Chỉ mong cô ấy khỏe mạnh để cùng tôi lo cho 2 con", anh Thường buồn bã.
Dù còn nhỏ tuổi nhưng Mạnh và Sang tỏ ra là những đứa trẻ rất hiểu chuyện. Mỗi lúc được gặp mẹ, hai anh em ngồi bên cạnh xoa bóp chân tay, làm những việc mẹ cần, kể đủ chuyện ở nhà, trường, lớp cho mẹ nghe. Cả hai lo lắng mỗi khi thấy mẹ vật vã trong đau đớn vì bệnh tật hành hạ.
"Cháu nghe nói mẹ mắc bệnh gì đó nặng lắm. Mẹ phải nằm viện triền miên, rất lâu anh em cháu mới được gặp mẹ một vài ngày. Nghe nói mẹ sắp không nhìn thấy bố con cháu nữa rồi. Cháu thương mẹ lắm nhưng không biết phải làm sao cả. Cháu cầu xin cô, bác, chú, dì thương mẹ, giữ lấy con mắt còn lại cho mẹ để mẹ con cháu được nhìn thấy nhau", Mạnh nhìn mẹ khẩn cầu.
Theo ông Phạm Viết Võ, Xóm trưởng xóm Trung Tiến, xã Diễn Hoàng, cùng lúc gánh chịu nhiều căn bệnh hiểm nghèo khiến sức khỏe của chị Lợi rất yếu, đôi mắt có nguy cơ bị mù vĩnh viễn, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà. Hoàn cảnh gia đình chị vô cùng khó khăn. Thu nhập phụ hồ bấp bênh của anh Thường vừa phải chữa bệnh cho vợ vừa nuôi 2 đứa con nhỏ.
Sự sống của chị Lợi cũng như tương lai của 2 cháu nhỏ đang rất cần sự đồng cảm, sẻ chia của độc giả.
Người phụ nữ rơi vào tình cảnh bi đát kể trên là chị Nguyễn Thị Chín (SN 1985, trú ở xóm Na Mọn, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Chúng tôi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm chị Chín, đúng lúc người đàn bà góa này vừa tỉnh lại sau ca phẫu thuật.
Nằm trên giường bệnh của Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, ngước lên gương mặt vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng, giọng chị Chín run run: "Hôm ấy gùi bó củi vừa về đến con suối gần nhà, thì em không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy thì em đã nằm ở bệnh viện, rồi mọi người đưa em xuống đây. Từ hôm em nằm viện, con bé con ở nhà không biết sống thế nào!...", nói đến đứa con nhỏ, chị Chín bật khóc.
Trong những tiếng nấc nghẹn, chị Chín kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời truân chuyên của mình:
Cũng như bao cô gái nông thôn miền núi khác, chị Chín kết hôn khá sớm. Ngay sau khi sinh đứa con đầu lòng, chị bất ngờ mắc chứng động kinh. Sức khỏe suy giảm, có ngày lên cơn động kinh đến vài lần, nên hầu như chị không thể làm được công việc gì. Cuộc sống của gia đình chị Chín vốn dĩ đã khó khăn, thiếu thốn, từ khi người vợ mang bệnh khó khăn lại càng thêm chồng chất.
Vùng vẫy trong khốn khó, đôi vợ nghèo nảy sinh mâu thuẫn không thế hóa giải, rồi đường ai nấy đi. Người mẹ mang bệnh, nên sau khi ly hôn đứa con sống với bố. Tay trắng, mang theo căn bệnh động kinh chị Chín trở về ở nương nhờ bố mẹ đẻ trong căn nhà tranh vách đất.
Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, năm 2014 chị Chín xuống thành phố Thái Nguyên xin rửa bát thuê cho một quán phở. Cũng tại đây, người phụ nữ đã một lần lỡ dở gặp gỡ rồi "đi bước nữa" với một người đàn ông quê ở tỉnh Hà Nam, lên Thái Nguyên làm nghề bốc vác thuê.
Năm 2016, chị Chín sinh bé Nguyễn Thu Xuân trong niềm hạnh phúc vô bờ của đôi vợ chồng nghèo khó. Người chồng chăm chỉ, thương yêu vợ con, căn phòng trọ chật hẹp trong con ngõ nhỏ ở thành phố Thái Nguyên luôn ngập tràn tiếng cười con trẻ. Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi này, nhưng một lần nữa sự nghiệt ngã của số phận đã đẩy chị Chín đến tận cùng của nỗi bất hạnh.
"Khi bé Thu Xuân được 2 tuổi, thì chồng em phát hiện mắc căn bệnh ung thư phổi, 2 năm sau thì anh ấy bỏ mẹ con em mà đi. Sao ông trời cứ bắt tội em thế này!...", chị Chín nấc nghẹn.
Chồng không còn, chị Chín mất phương hướng. Căn bệnh động kinh không được chữa trị lại trở nặng hơn, có ngày chị lên cơn đến vài lần. Kéo vạt áo, chị Chín cho chúng tôi xem di chứng để lại sau những lần lên cơn động kinh, là vết sẹo chằng chịt khắp cơ thể.
Không thể trụ lại thành phố, người đàn bà góa ôm theo đứa con gái nhỏ, cùng với gánh nợ hàng trăm triệu đồng vay chữa bệnh cho chồng, trở về quê nhà. Thương cảnh 2 mẹ con chị Chín bơ vơ, côi cút, cuối năm 2021 bà con cùng chính quyền địa phương xúm vào quyên góp xây cho chị được cái nhà tình thương nhỏ trên bãi đất trống ở bìa làng. Hiện căn nhà vẫn chưa hoàn thiện, vì không có đủ tiền mua vật liệu, cửa sổ đành che chắn tạm bằng những tấm ni lông.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Triệu Văn Thỏa, trưởng xóm Na Mọn, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Hoàn cảnh mẹ con chị Chín là đặc biệt khó khăn ở địa phương. Bản thân chị Chín mắc bệnh động kinh nhiều năm nay, nhiều lúc thấy chị ấy tự dưng lăn ra đất ngất xỉu, chúng tôi lo lắng vô cùng. Chồng chị Chín đã mất vì căn bệnh hiểm nghèo sau khi chạy chữa tốn kém.
Cái nhà nhỏ đang ở cũng là bà con hàng xóm và chính quyền chung tay giúp đỡ, hiện vẫn chưa hoàn thiện do thiếu kinh phí, hôm vừa rồi mưa lớn đất trên đồi sạt xuống tràn cả vào trong nhà.
Chị Chín gặp nạn, chúng tôi cũng chỉ có thể thăm nom hỗ trợ cơm cháo hàng ngày. Vì xóm tôi đa số là bà con dân tộc thiểu số chỉ làm ruộng, nên ai cũng khó khăn. Chúng tôi rất mong Báo Dân trí và các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp mẹ con chị ấy có cái ăn, cho chị ấy được chữa bệnh".
Nói về bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt này, chị Nguyễn Thị Huyền, cán bộ phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ái ngại chia sẻ: "Đã từng gặp rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bệnh nhân Chín khiến chúng tôi thương cảm vô cùng.
Chị Chín nghèo đến cùng kiệt, chồng đã mất vì ung thư, chị có một con gái nhỏ 6 tuổi đang gửi ở quê.
Các y, bác sĩ trong khoa phải xúm vào, rồi kêu gọi một số nhà hảo tâm gom góp mỗi người cho một ít, để hai chị em họ có tiền mua cơm ăn từ ngày 9/12 đến nay.
Bệnh nhân được chẩn đoán đứt bán phần dây chằng chéo trước, và đã được phẫu thuật ngày 12/12 bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng. Hiện chị Chín đang được chăm sóc điều trị hậu phẫu.
Ngoài chấn thương ở chân mới được phẫu thuật, chị Chín còn mắc bệnh động kinh phải theo dõi và dùng thuốc hàng ngày hết cuộc đời, nên chúng tôi tha thiết mong bạn đọc Dân trí và các nhà hảo tâm giúp cho chị ấy cơ hội được tiếp tục điều trị".
Đó là hoàn cảnh éo le của vợ chồng anh Nguyễn Trọng Trì (SN 1983) và chị Lê Thị Hiền (SN 1993), ở thôn Lam Thắng, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Không có tiền chạy chữa cho con, anh chị chỉ còn biết lạy trời, cầu mong bình an cho con trai mới hơn hai tuổi mang trọng bệnh.
Căn nhà tồi tàn của gia đình anh Trì khuất sau rặng cây cuối con đường đất trông rất hoang sơ. Khi chúng tôi vừa đến đầu cửa đã nghe tiếng khóc của đứa trẻ nhỏ vọng ra. Mấy hôm nay trời lạnh, vết thương gãy xương sườn của anh Trì đau nhức nên không thể đi làm được.
Tiếp chuyện chúng tôi, chị Hiền buồn bã cho biết, năm 18 tuổi, chị kết hôn với anh Trì và đã có 3 người con. Cháu đầu là Nguyễn Trọng Dương Hào (SN 2010), cháu thứ hai Nguyễn Trọng Dương Hiếu (SN 2017) và cháu thứ 3 là Nguyễn Trọng Dương Huệ (SN 2021).
Cuộc sống ở quê nhiều khó khăn, chỉ dựa vào mấy sào ruộng, hai vợ chồng gửi con nhỏ cho ông bà để vào TPHCM làm công nhân. Thế nhưng sau 3 năm công việc không ổn định, anh chị đành trở về quê.
Nhìn đứa con tội nghiệp, chị Hiền nén nỗi đau kể tiếp, sau khi sinh cháu Huệ được 20 ngày thì con bắt đầu có biểu hiện tím tái, khó thở. Vợ chồng chị đưa con đi viện thăm khám thì các bác sĩ thông báo cháu bị thông liên thất.
Sau thời gian điều trị gần một năm, đến tháng 12/2021, tình trạng bệnh của Huệ vẫn không đỡ mà có dấu hiệu nặng hơn. Lúc đó, vì gia đình quá nghèo không có kinh phí nhưng may mắn nhờ chương trình trái tim cho em nên cuối năm 2021, Huệ được mổ tim. Nhưng thời gian sau đó, sức khỏe của cháu sụt giảm, khi đi khám thì tiếp tục phát hiện cháu bị bệnh não úng thủy.
"Vợ chồng tôi rụng rời chân tay khi nhận được kết quả khám bệnh của con trai. Gia đình không còn một cái gì để bán nữa. Con bò giống duy nhất bán được 15 triệu đồng, đưa con ra Hà Nội chữa trị cũng hết rồi. Giờ gia đình tôi đã vay nợ khắp nơi, sổ đỏ thì không có mà vay ngân hàng. Nhìn con đau mà không có tiền đi viện nên cảm thấy có lỗi với con quá", vừa nói chị Hiền ôm con vào lòng rồi khóc nức nở.
Theo người mẹ nghèo, lẽ ra con chị phải nhập viện để theo dõi, điều trị nhưng trong nhà không còn đồng tiền nào. "Mấy hôm nay thời tiết lạnh nên cháu thường lên cơn co giật, không chịu ăn, nhiều đêm khóc ngất đi khiến vợ chồng tôi rất lo lắng. Tại sao ông trời bắt con tôi phải chịu tội như thế chứ", chị Hiền than thở.
Ngồi bên cạnh con trai, người cha khắc khổ lén quay đi giấu những giọt nước mắt đang lăn ra, giọng anh như nghẹn lại: "Cháu mới 2 tuổi mà mắc một lúc hai căn bệnh quái ác. Các bác sĩ khuyên gia đình sớm chữa trị và mổ cho cháu nhưng giờ không biết xoay ở đâu ra số tiền hàng trăm triệu đồng".
Thương con, qua nhiều lần đi hết bệnh viện tuyến tỉnh rồi trung ương, vợ chồng chị Hiền cũng đành đưa con về nhà vì không còn tiền điều trị lâu dài và mổ não. Hiện tình trạng sức khỏe của cháu Huệ đang rất xấu và có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Để có tiền chạy chữa cho con, ban ngày anh Trì đi phụ hồ, còn tối đến đi bán xăng thuê. Công việc vất vả, bản thân anh Trì cũng đang phải chống chọi với những cơn đau vì xương sườn số 12 của anh bị gãy cách đây mấy năm do ngã giàn giáo. Những thứ có giá trị trong gia đình anh chị đã bán sạch. Căn nhà tuềnh toàng vợ chồng anh Trì đang ở cũng không phải của mình mà là nhà đi mượn.
"Vợ chồng tôi mong mọi người giúp con trai chúng tôi đường sống. Nhìn con trai "chết mòn" từng ngày, vợ chồng tôi đau lòng lắm", anh Trì khẩn cầu.
Theo ông Thái Văn An - Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, gia đình anh Trì, chị Hiền là một trong những hoàn cảnh éo le nhất xã. Hiện gia đình như đang rơi vào bước đường cùng, rất mong các nhà hảo giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.
Huệ còn quá nhỏ để nhận ra rằng "thần chết" đang cận kề mình. Chỉ mong sao có một phép màu để cháu có cơ hội được chữa trị bệnh tật.
Ông Phan Trọng Lâm, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chia sẻ, gia đình bà Nguyễn Thị Hiếu (SN 1955), thôn Yến Giang là hộ đặc biệt khó khăn và thuộc dạng "có một không 2".
"Có lẽ chưa có gia đình nào bất hạnh, tận cùng nỗi đau và sự khốn khổ như gia đình bà Hiếu. Nhà có 5 người thì chồng và 2 con trai bị bệnh tâm thần. Ngoài ra, cháu trai bà Hiếu năm nay 7 tuổi cũng có những biểu hiện không bình thường", ông Lâm cho biết.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, năm 33 tuổi sau khi được mai mối, bà Hiếu nên duyên vợ chồng với ông Hồ Sỹ Kiệm (SN 1956). Niềm hạnh phúc của vợ chồng được nhân lên khi 3 người con lần lượt chào đời là Hồ Sỹ Duyên (SN 1988), Hồ Thị Ánh (SN 1992) và Hồ Sỹ Sự (SN 1994). Nhưng niềm vui ấy chẳng được bao lâu, sau khi người con út chào đời được vài tháng thì người chồng hóa điên.
"Tính tình của ông ấy vốn đã không được bình thường và ngày một nặng thêm, rồi sau đó hóa điên khi tôi sinh người con út được vài tháng", bà Hiếu cho biết.
Chồng hóa điên khi những đứa con còn nhỏ, một mình bà Hiếu cáng đáng để lo cho cả nhà có bữa cơm, bữa cháo. Niềm hy vọng và động lực để bà vượt qua tất cả đó là 3 đứa con. Thế nhưng, 2 người con trai của bà, càng lớn càng có những biểu hiện bất thường.
Năm 2015, con trai đầu của bà là Hồ Sỹ Duyên kết hôn với cô gái ở xã bên cạnh. Đến đầu năm 2016, một bé trai chào đời được đặt tên là Hồ Sỹ Sơn. Thế nhưng, thật đau đớn, lúc này bệnh tình của anh Duyên trở nặng rồi lại hóa điên. Khi bé Sơn mới được 15 ngày tuổi do không chịu được cảnh cơ cực, người mẹ đã bỏ đi, để lại con cho anh Duyên và bà Hiếu. Chưa dừng lại ở đó, cũng trong 2016, con trai út của bà là Hồ Sỹ Sự cũng hóa điên.
Nỗi đau liên tiếp ập đến khiến bà Hiếu như ngã quỵ. Nhiều lần bà như buông xuôi, muốn kết thúc cuộc đời đau khổ tột cùng của mình. Nhưng nhìn chồng và những đứa con tội nghiệp, bà lại không đành lòng.
Không còn niềm hy vọng ở chồng và 2 người con trai, bà Hiếu lại nhen nhóm và gửi gắm tất cả ở đứa cháu nội. Bà luôn nghĩ về đứa cháu tội nghiệp của mình để có thêm động lực để gắng gượng. Dù tuổi đã cao, nhưng bà chưa bao giờ dám nghỉ ngơi, ai thuê gì bà cũng làm để có thêm chút tiền lo bữa cơm, bữa cháo cho cả nhà.
Nhưng Sơn càng lớn càng có những biểu hiện không bình thường. Đến nay đã 7 tuổi, nhưng Sơn vẫn thường bốc cơm ăn và cười nói một mình.
"Tôi sợ lắm. Giờ mà cháu Sơn cũng giống bố, ông nội và chú của nó thì tôi chết mất. Sơn vẫn đến trường học lớp một, nhưng đi cho vui chứ nó không học được, chỉ ngồi một mình, không chơi với ai. Tôi muốn đưa cháu đi kiểm tra, điều trị nhưng khổ nỗi không có tiền", bà Hiếu ôm lấy đứa cháu tội nghiệp, cố giấu đi những giọt nước mắt.
34 năm lấy chồng, có lẽ chưa ngày nào bà Hiếu được phút nghỉ ngơi, hưởng chút niềm vui. Khi bệnh tình của chồng, các con trở nặng, căn nhà nhỏ của bà chỉ còn lại những tiếng la hét, chửi bới, đập phá của 3 "người điên". Mỗi lần như vậy, bà Hiếu lại bị chồng, con đánh đập, tra tấn. Bà không còn nhớ nổi bao nhiêu lần mình bị chồng con đánh đập. Những lúc ấy, bà chỉ biết quỳ khóc van xin chồng, con.
"Tôi chỉ mong mình có sức khỏe để lo cho chồng, cho con cháu. Giờ tôi mà ốm đau thì có lẽ cả nhà sẽ chết mất. Tôi chỉ còn đứa con gái nhưng nó cũng nghèo lắm, lấy chồng ở xa nên cũng không đỡ đần được gì", đôi mắt của bà Hiếu ngấn lệ khi nghĩ về tương lai của gia đình.
Gần 11h trưa, bà Hiếu vội vàng xuống bếp hâm lại nồi cháo cho cả nhà. Vừa nấu ăn, bà Hiếu vừa nói vọng lên "ông Kiệm, Duyên, Sự ơi, ở trong nhà chơi ngoan nhé, đừng có phá tội vợ, tội mẹ lắm". Đôi lúc những câu nói ấy giúp cho "cơn điên" trong con người ông Kiệm, Duyên và Sự như được kìm hãm lại.
Ông Phan Trọng Lâm, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hồng Lộc cho biết, giờ gia đình bà Hiếu sống nhờ vào khoản trợ cấp hơn 1,5 triệu đồng/tháng của 3 người tâm thần, ngoài ra không có khoản thu nhập nào khác.